Quản lý Fanpage là gì? Làm thế nào để quản lý Fanpage hiệu quả? Các công cụ quản lý Fanpage tốt nhất hiện nay bao gồm công cụ nào? Fanpage hiện nay đang là nền tảng được sử dụng vô cùng phổ biến không chỉ với các cá nhân kinh doanh mà còn đối với cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn không biết nguyên nhân tại sao Fanpage của mình không tiếp cận được người dùng? Trong bài viết dưới đây, WebGiaRe sẽ giúp bạn nắm rõ cách quản lý fanpage và các sai lầm cần tránh để Fanpage đạt tương tác và hiệu quả tối đa nhất.
Quản lý Fanpage là gì?
Fanpage trên Facebook là một trang được cá nhân, đội nhóm hay doanh nghiệp lập ra để nhằm chia sẻ thông tin về một chủ đề bất kỳ nào đó, có thể là chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hay dùng để bán hàng, tìm kiếm người dùng mới,…
Quản lý Fanpage hiểu đơn giản là việc thực hiện các hoạt động nhằm duy trì và phát triển trang một cách hiệu quả, thông qua mạng xã hội để tiếp cận và thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng.
Theo thống kê của NapoleonCat năm 2021, tổng số người dùng Facebook ở Việt Nam là gần 76 triệu người, chiếm tới hơn 70% dân số toàn quốc. Từ những người kinh doanh nhỏ hay các doanh nghiệp lớn đều có thể nhận ra được tiềm năng từ lượng cơ sở dữ liệu khách hàng cực khủng này. Vì thế hiện nay fanpage không chỉ là nơi để tương tác mà còn là nơi tiếp thị hiệu quả, được các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư và lên kế hoạch kỹ lưỡng, chuyên nghiệp.
> Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc Fanpage hiệu quả, chuyên nghiệp, đột phá doanh thu
Vì sao cần quản lý Fanpage?
Đảm bảo sự tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng
Quản lý Fanpage không chỉ duy trì sự tương tác của khách hàng hiện tại mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Nếu như những nội dung trên fanpage của bạn được đầu tư kỹ lưỡng thì chắc chắn sẽ kích thích sự quan tâm của khách hàng.
Với lượng người dùng cực khủng, Fanpage chính là cầu nối đưa sản phẩm/dịch vụ của bạn đến gần hơn với khách hàng. Những tính năng như chia sẻ, like, share, livestream trên Facebook chắc chắn sẽ giúp cho bài viết của bạn được lan truyền nhanh chóng và nhận được lượt reach tự nhiên nhất.
Nhiều người dùng vẫn thắc mắc tại sao mới xem một video, nhưng lúc sau toàn bộ Watch Facebook đã hiện lên cùng một nội dung đó. Đây chính là sự liên kết chặt chẽ giữa các tài khoản người dùng, các trang web, bài viết có liên quan mà Facebook đã thiết lập. Do đó, điều này đã gián tiếp giúp cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng có nhu cầu.
Truyền tải thông điệp đến khách hàng
Nếu quản lý fanpage hiệu quả, nội dung các bài viết trên Fanpage không chỉ là thông điệp sản phẩm mà còn được cập nhật theo những trend hot trên mạng xã hội thì chắc chắn bạn có thể dễ dàng truyền tải được thông điệp của mình. Khách hàng sẽ tự tìm đến với Fanpage của bạn thay vì trang của đối thủ nhàm chán, vô vị. Thông điệp ấn tượng, hấp dẫn được đăng tải thường xuyên sẽ gia tăng độ nhận diện thương hiệu và giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ sản phẩm và thông điệp của bạn.
Không khó để bắt gặp những trang Fanpage nhận được hàng chục nghìn lượt chia sẻ, like, share, comment cho mỗi bài viết của họ. Đó đều là các bài viết độc đáo, nội dung được cập nhật từng giây, đánh trúng vào tâm lý của người dùng. Việc làm cho khách hàng cảm thấy thân thuộc giữa sản phẩm/dịch vụ và đời sống của họ sẽ kéo gần khoảng cách giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tối ưu chi phí marketing
Trong các hoạt động Marketing truyền thống, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều chi phí để quảng bá trên báo chí, TVC hay các banner tại nơi đông người. Nhiều biển quảng cáo được đặt tại các tuyến đường đã có giá lên tới hàng trăm triệu đồng, chưa kể các biển được đặt tại các vị trí đắc địa, đông người qua lại cũng lên tới hàng tỷ đồng. Do đó, quảng bá sản phẩm vẫn luôn là vấn đề đau đầu với nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngày nay khi công nghệ phát triển, mạng xã hội chiếm sóng toàn bộ đời sống con người thì việc Marketing ngày càng thuận tiện hơn. Doanh nghiệp dễ dàng quảng bá sản phẩm của mình thông qua mạng xã hội với chi phí “dễ thở” hơn rất nhiều. Có nhiều doanh nghiệp chỉ với nội dung chất lượng mà “hữu xạ tự nhiên hương”, khách hàng tự động tìm kiếm và đến với họ. Do đó việc quản lý Fanpage hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí Marketing, tận dụng cơ hội thu hút khách hàng mới.
Dễ dàng quản lý mọi lúc mọi nơi
Facebook được thiết lập để sử dụng đa dạng trên các nền tảng. Bạn có thể sử dụng Facebook trên điện thoại, laptop, máy tính bảng hay bất kỳ thiết bị nào khác chỉ cần có kết nối mạng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể quản lý Fanpage mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị.
Việc quản lý Fanpage được thực hiện cực dễ dàng nhờ các tính năng Facebook đã thiết lập. Từ các số liệu thống kế về số lượt follow, số lượt tương tác, khung giờ tương tác, lên lịch đăng bài cho tới phản hồi các tin nhắn, bình luận của khách hàng, cá nhân/doanh hoàn toàn có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào mà không lo bị lỡ mất thông tin, đơn hàng của khách hàng.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc fanpage hiệu quả nhất, tăng chuyển đổi tối đa
Cách quản lý fanpage hiệu quả
Quản lý tên Fanpage Facebook
Khi bạn kinh doanh trên Facebook, tên Fanpage chính là một trong những yếu tố thể hiện mức độ uy tín của bạn. Thông qua tên Fanpage, bạn có thể truyền tải ngay lập tức các thông tin về sản phẩm, về thương hiệu và cho thấy được đặc điểm nổi bật của sản phẩm.
Nhờ có tên Fanpage khách hàng biết được bạn là ai, bạn đang kinh doanh mặt hàng nào. Do đó, nó được coi như tên thương hiệu, đại diện cho sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh và mang đậm dấu ấn cá nhân của bạn. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đặt tên cho Fanpage của mình. Bạn cần lựa chọn tên Fanpage sao cho phù hợp và khi đổi tên không làm khách hàng khó nhận biết.
Quản lý nội dung Fanpage
“Content is King”, do đó, quản lý nội dung Fanpage chính là quá trình không thể thiếu cho việc quản lý fanpage facebook hiệu quả. Nội dung là thông tin tiếp xúc trực tiếp nhất với khách hàng. Nội dung hấp dẫn, độc đáo chắc chắn khách hàng sẽ khó lòng bỏ qua.
Các cá nhân/doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng nhanh nhạy hơn trong việc cập nhật xu hướng và đưa những thông tin hot lồng ghép vào trong thông điệp của mình. Tuy nhiên, không phải chỉ chạy theo trend mà không đầu tư chất xám cho content. Khách hàng chỉ quan tâm đến giá trị mà họ nhận được thông qua nội dung của bạn. Cái họ cần có thể là sự hài hước, sự đồng cảm, sự chia sẻ hay những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó, chứ chắc chắn không phải là những ngôn từ nhạy cảm, sáo rỗng.
Bên cạnh đó, bạn nên thiết kế những hình ảnh, video chất lượng đi kèm với nội dung đăng tải để thu hút lượt tương tác của khách hàng. Bạn hãy để tâm đến khung giờ đăng bài và phân loại nội dung bài để quản lý Fanpage hiệu quả.
Một số nội dung gợi ý về nội dung triển khai để bạn áp dụng vào quản lý Fanpage, bao gồm:
– Nội dung về ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng nhạy cảm về giá, từ đó tăng doanh số cho thương hiệu
– Nội dung về dạng câu hỏi thảo luận hay sự kiện nhằm kêu gọi sự tương tác hiệu quả
– Nội dung về tin tức: bao gồm các bài viết cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm/dịch vụ hay những tin tức liên quan
– Tạo minigame, sự kiện: tạo ra các game nhỏ hay sự kiện nhằm thu hút người tham gia, từ đó quảng bá cho thương hiệu tới những người có quan tâm
Lên kế hoạch nội dung đều đặn, thường xuyên
Cũng giống như các bản tin truyền hình, khán giả có thể nhớ được 7h sáng là bản tin tài chính, 19h là chương trình thời sự, 20h là khung giờ phim, fanpage của bạn cũng vậy. Thói quen là do sự lặp lại mà thành. Mỗi ngày nếu bạn đăng 1 bài vào khung giờ cố định thì việc lặp đi lặp lại trong thời gian dài,sẽ hình thành thói quen theo dõi thương hiệu cho khách hàng.
Ví dụ:
Fanpage của bạn liên quan đến việc tự học Toeic với mục tiêu xây dựng cộng đồng. Bạn có thể lựa chọn khung giờ đăng bài vào 20h mỗi tối. Các ngày thứ 2, 4, 6 bạn đăng các bài có nội dung về Listening; thứ 3, 5, 7 bạn đăng các bài có nội dung về Reading. Việc áp dụng này sẽ giúp cho khách hàng quen với việc xuất hiện thường xuyên của bạn. Nếu họ có nhu cầu, họ sẽ chủ động ghi nhớ và chờ đợi đến khung giờ của bạn.
Ngoài ra, tùy vào từng chiến dịch quảng bá cho sản phẩm mà doanh nghiệp có thể lên kế hoạch nội dung theo tuần, theo tháng, theo quý hay thậm chí là theo năm. Việc có được một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp việc quản lý Fanpage đi đúng hướng.
Quản lý truy cập Fanpage Facebook
Không khó để bắt gặp các trang Fanpage vào like, share, comment ở các bài viết khác như một tài khoản cá nhân. Đây cũng chính là một cách hiệu quả để tăng lượng tiếp cận cho trang Fanpage. Khi bạn sử dụng chính fanpage comment ở các bài viết khác, bạn nên kèm với hình ảnh nổi bật hay nội dung độc đáo về sản phẩm/dịch vụ của mình. Thông thường bạn nên tương tác ở những page có lượt tiếp cận cao lên tới hàng chục, hàng trăm nghìn người theo dõi để gia tăng lượt reach tự nhiên cho page.
Có rất nhiều cách để truy cập Fanpage Facebook, tùy vào nhu cầu và thói quen, mỗi người sẽ lựa chọn cách truy cập của riêng mình. Tuy nhiên, dưới đây bạn có thể sử dụng cách đơn giản sau:
Bước 1: Bạn vào Page Bookmarks để hiển thị tất cả những Fanpage bạn đang quản lý. Từ đó, bạn có thể đi tới trang bạn muốn nhanh chóng
Bước 2: Nếu bạn muốn sử dụng một trang Fanpage bất kỳ, hãy đăng nhập Facebook bằng nick Fanpage bạn đang quản lý.
Điều hướng trang Menu
Ở đầu Fanpage luôn có một bảng menu hiển thị những tính năng chính của trang như Page, Inbox, Notifications, Insights, Publishing Tools, Ad Centre. Đây là tính năng cố định dù bạn có đăng nhập bằng tài khoản cá nhân của mình hay tài khoản của Fanpage. Vì vậy để quản lý Fanpage hiệu quả, bạn cần hiểu được một số tính năng này.
Tính năng Page: Khi ai đó nhấp vào Page, Facebook sẽ tự động điều hướng về trang chính của Fanpage
Tính năng Inbox: Tính năng này giúp người dùng có thể tương tác trực tiếp với Fanpage thông qua tin nhắn. Đặc biệt hiện nay Facebook đã liên kết cả Instagram Direct, điều này giúp bạn dễ dàng quản lý cả Fanpage và Instagram.
Tính năng Notification: Hiểu đơn giản là tính năng này sẽ thông báo tất cả những người đã tương tác với Fanpage của bạn, tương tự như phần thông báo trên facebook cá nhân. Nếu người nào đó muốn biết về địa chỉ cũng như thông tin trên Fanpage của bạn, họ có thể click ngay vào phần thông tin trang.
Tính năng Insights: Đây được coi như bảng thống kê phân tích Fanpage của bạn. Tại đây sẽ biểu thị lượt like, reach, thảo luận của người dùng theo từng ngày, từng bài đăng; chỉ ra những bài đăng được quan tâm nhất. Những số liệu này có thể đưa ra dữ liệu cho bạn đề xuất phương án quản lý Fanpage hiệu quả hơn, thu hút thêm nhiều khách hàng hơn
Tính năng Publishing Tools: Công cụ giúp bạn có thể đăng tức thì hoặc lên lịch cho các bài đăng, lưu lại bản nháp dùng sau này. Để đăng bài, bạn click vào Published Posts, chọn Create
Để lên lịch hoặc tạo bản nháp, bạn click vào Scheduled Posts, nhấn Create. Sử dụng nút Drop-Down để chọn ngày giờ đăng hoặc lưu lại bản nháp.
Cài đặt cấu hình trang
Việc cài đặt cấu hình trang sẽ giúp bạn quản lý fanpage hiệu quả hơn từ khả năng hiển thị cho đến vai trò của các quản trị viên. Phần cài đặt này nằm ở phần Settings, góc phải màn hình. Khi nhấn vào nút này, bạn sẽ được điều hướng sang các thông tin liên quan dưới đây:
Cài đặt chung (General): Cho phép bạn định cấu hình hiển thị, tin nhắn, quyền gắn thẻ và kiểm duyệt bình luận
Thông tin trang (Page Info): Bạn sẽ cập nhật các thông tin trang, danh mục trang, vị trí, mô tả thương hiệu, giải thưởng,…Thông tin càng đầy đủ, khách hàng sẽ càng tin tưởng vào fanpage của bạn.
Thuộc tính bài đăng: phần này cho phép bạn quyết định nội dung sẽ được đăng trên Fanpage hay trên trang cá nhân. Thông thường các doanh nghiệp thường lựa chọn với tư cách là fanpage
Cài đặt thông báo (Notification Setting): Dùng để xác định những hoạt động liên quan đến fanpage cần được thông báo hoặc không. Từ đó giảm thiểu vấn đề không thể kiểm tra hết thông báo, gây đầy thông báo.
Chỉnh sửa chức danh (Page Role Setting): giúp bạn dễ dàng thêm người dùng vào trang fanpage và trao quyền cho họ. Bạn chỉ nên trao quyền cho người bạn thực sự tin tưởng để tối ưu hóa việc quản lý fanpage.
Thiết lập và tối ưu hóa Page Info
Việc thiết lập và tối ưu hóa Page Info giúp cho khách hàng biết được các thông tin về doanh nghiệp của bạn cũng như các sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp.
Trong phần Page Info, bạn cần điền đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ, sứ mệnh, mục tiêu, cam kết chất lượng, địa chỉ, số điện thoại, trang Web. Về ảnh đại diện, bạn nên để logo chính thức của doanh nghiệp, ảnh bìa nên để hình ảnh về sản phẩm/dịch vụ cung cấp, các chương trình đang triển khai, các sự kiện đặc biệt.
Quản lý bình luận trên Fanpage
Bình luận của khách hàng trên trang Fanpage cũng chính là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý để quản lý fanpage hiệu quả.
Trang Fanpage của bạn không chỉ có sự theo dõi quan sát của người đang follow mà rất có thể còn có những đối thủ cạnh tranh, những cá nhân kinh doanh. Họ luôn sẵn sàng “hớt tay trên” của bạn nếu như bạn chậm trễ trong việc phản hồi khách hàng.
Khách hàng thường không thích sự chờ đợi. Vì vậy, nếu như họ để lại bình luận trên fanpage của bạn nhưng không nhận lại được sự phản hồi hay phản hồi chậm trễ, họ sẽ cho rằng doanh nghiệp thờ ơ, không quan tâm tới khách hàng. Trong trường hợp đặc biệt, khi khách hàng để lại số điện thoại, thông tin cá nhân, nếu không quản lý fanpage tốt, tỷ lệ mất khách vào tay đối thủ là rất cao.
Quản lý tin nhắn trên Fanpage
Khi khách hàng đã nhắn tin trực tiếp cho fanpage, 70% họ đã có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Những tin nhắn dạng này cần được phản hồi lập tức và đầy đủ nhất, thúc đẩy quyết định mua của họ.
Quản lý fanpage, đặc biệt là tin nhắn là một cách giúp bạn không bị bỏ sót bất kỳ khách hàng nào. Đặc biệt là với những shop sử dụng fanpage với mục đích bán hàng thì khả năng bỏ sót tin nhắn là rất cao nếu như không có công cụ quản lý và kiểm soát hiệu quả.
Duy trì sự tham gia của khách hàng
Một điểm đáng lưu ý khi quản lý fanpage là phải nỗ lực duy trì sự tham gia của khách hàng. Nếu fanpage của bạn chỉ có các bài đăng, không có bất kỳ sự tương tác, thảo luận nào từ phía khách hàng thì fanpage không khác gì một khu đất bỏ hoang, không ai muốn bước vào. Việc fanpage ít hay thậm chí không có lượt tương tác nào sẽ khiến cho bạn bị đánh giá là thiếu uy tín, không có giá trị.
Do đó, để có thể duy trì sự tham gia tương tác của khách hàng, bạn có thể thường xuyên phản hồi comment của khách hàng, kêu gọi họ tham gia các minigame, tag bạn bè, đưa ra các câu hỏi thảo luận hay tạo khảo sát để từ đó tạo ra sự tương tác sôi nổi giữa thương hiệu và người dùng.
Phân tích và tối ưu hóa Fanpage
Khi quản lý fanpage, rất nhiều thương hiệu đã quên đi bước đánh giá. Việc tạo lập fanpage, đăng bài mà không đánh giá thì bạn sẽ không bao giờ biết được tiến độ và mức độ hiệu quả trên fanpage của mình.
Bạn nên tận dụng triệt để các dữ liệu thống kê trên trang Insights để có được thông tin về số lượt like, share, bình luận, lượt tiếp cận của từng bài post theo từng tuần, từng tháng. Nhờ công cụ này, bạn sẽ biết được đâu là bài viết có lượng tương tác cao nhất, đâu là chủ đề được khách hàng quan tâm nhất trên fanpage. Từ đó, bạn lên kế hoạch cho các nội dung tiếp theo nhắm vào các chủ đề được quan tâm để quản lý fanpage hiệu quả.
Liên kết Fanpage với Website
Liên kết fanpage với website cũng là một trong những cách quản lý fanpage facebook phổ biến hiện nay để thu hút thêm lượt traffic. Khách hàng có thể nhìn thấy ngay địa chỉ website được đính kèm ngay trên phần giới thiệu hoặc ở cuối các bài post. Nếu khách hàng có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, họ hoàn toàn có thể click vào link website để xem và chọn mua bất cứ lúc nào.
Với lượng người dùng khổng lồ của Facebook, giờ đây không chỉ liên kết website, ở phần giới thiệu, doanh nghiệp có thể đính kèm các trang chính của mình để tăng lượt traffic cho mỗi trang, tận dụng kênh này để tăng nhận diện cho thương hiệu, tăng doanh thu cho sản phẩm/dịch vụ.
Công cụ quản lý Fanpage hiệu quả
Việc xây dựng fanpage đã khó, việc quản lý Fanpage lại càng phức tạp và rắc rối hơn. Hiểu được khó khăn đó, các công cụ quản lý Fanpage đã ra đời nhằm tối giản hóa các nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian và tối đa doanh thu cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số công cụ bạn không nên bỏ lỡ.
Buffer
Đây là nền tảng không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý fanpage mà còn tích hợp quản lý luôn cả Twitter, Instagram,…Buffer có 3 tính năng chính là Buffer Publish, Buffer Reply và Buffer Analyze.
Buffer Publish: giúp bạn cùng lúc quản lý và lên lịch đăng bài cho nhiều tài khoản khác nhau cùng 1 lúc.
Buffer Reply: tính năng giúp bạn trả lời tất cả các tin nhắn từ các tài khoản khác nhau từ một nơi, lọc những tin nhắn quan trọng để giải quyết trước.
Analyze: xem kết quả từ trang fanpage, đánh giá hiệu quả chiến lược marketing, từ đó đưa ra hướng quản lý fanpage phù hợp
Pancake
Pancake chắc chắn không còn quá xa lạ với các chủ shop, doanh nghiệp kinh doanh khi tìm kiếm công cụ quản lý Fanpage. Pancake giúp quản lý các tài khoản và hỗ trợ bán hàng trên Facebook, Instagram,…và tích hợp với các trang thương mại điện tử.
Tính năng nổi bật của fanpage chính là chatbot giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các câu trả lời sẵn đã tương tác với khách hàng khi vắng mặt. Doanh nghiệp có thể xem lại lịch sử bán hàng và các đơn hàng cũ từ fanpage.
Hootsuite
Hootsuite là nền tảng quản lý dạng đa kênh, cho phép đăng cùng lúc nhiều nội dung trên một nền tảng của phần mềm. “Tuyệt chiêu” của phần mềm quản lý fanpage này là khả năng thu thập những nội dung khác lưu vào trong thư viện và tự động đăng lại trên fanpage của bạn.
Ngoài ra, phần mềm còn cho phép đo lường hiệu quả của chiến dịch, tổng hợp các bài viết doanh nghiệp được gắn thẻ, từ đó biết được khách hàng hay các đối thủ đang nói gì về mình.
Phần mềm quản lý Fanpage miễn phí – Chốt Sale
Phần mềm này tập trung chủ yếu vào quản lý fanpage, nó sẽ thay bạn theo dõi tất cả các công việc trên fanpage giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đặc điểm nổi bật của phần mềm này là khả năng tích hợp các bên vận chuyển để tự động gửi đơn hàng. Ngoài ra phần mềm sẽ gửi thông báo khi hết hàng và thống kê hiệu quả bán hàng.
>> Xem thêm: Dịch vụ viết bài chuẩn seo, Bài content quảng cáo Facebook , Bài PR thương hiệu uy tín
5 lỗi cần tránh khi quản lý Fanpage
Muốn quản lý Fanpage hiệu quả, bạn cần tránh ngay 5 lỗi cơ bản mà ai cũng mắc phải dưới đây.
Không xem khách hàng là trung tâm
Một trong những mục đích khi lập fanpage chính là tạo ra sự tương tác, kết nối khách hàng với doanh nghiệp. Nhưng nếu các doanh nghiệp chỉ chăm chăm nói về mình, đưa ra các sản phẩm/dịch vụ của mình mà không hề quan tâm đến cảm nhận của khách hàng thì thật là một điều thiếu sót.
Nên nhớ, khách hàng chính là trung tâm, là nguồn gốc doanh thu của mọi doanh nghiệp. Việc không quan tâm đến khách hàng, không thấu hiểu vấn đề, không tìm hiểu nhu cầu của họ chỉ làm cho Fanpage của bạn thêm nhàm chán, vô vị, không tạo ra tương tác, chuyển đổi.
Do đó, hãy tập trung định hướng vào khách hàng, phân đoạn thị trường, lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp, tìm hiểu nhu cầu, thói quen, sở thích của họ chính là cách để fanpage của bạn trở nên hữu ích hơn trong mắt khách hàng.
Không để ý đến tính cách thương hiệu
Tính cách thương hiệu chính là điểm nổi bật nhất mà khách hàng có thể nhận thấy được, giúp bạn khác biệt hoàn toàn so với các thương hiệu khác cùng phân khúc trên thị trường. Tính cách thương hiệu cần được thể hiện thống nhất, đồng bộ thông qua giọng văn, phong cách, hình ảnh, video, icon, meme,…
Bên cạnh đó, tính cách thương hiệu thường tương đồng với tính cách của khách hàng mục tiêu. Vì vậy, nếu không thể hiện thống nhất, doanh nghiệp vừa làm mất đi tính cách thương hiệu, vừa làm mất đi khách hàng mục tiêu.
Không sử dụng Facebook Ads
Sử dụng fanpage là miễn phí, nhưng để một fanpage có được lượt tiếp cận tự nhiên mà không có sự can thiệp của bất kỳ công cụ nào lại là cả một quá trình lâu dài.
Do đó, để thực hiện mục tiêu tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, bạn cần kết hợp của cả Fanpage và Facebook Ads. Trình quảng cáo của Facebook cho phép bạn tùy chọn đối tượng, mục tiêu tiếp cận, từ đó giúp bạn nhắm trúng đối tượng, tối đa hóa lợi ích của quảng cáo.
Không sáng tạo nội dung
Một sự thật không thể phủ nhận đó là content chính là điểm nhấn cho Fanpage. Giữa hàng trăm bài viết của các thương hiệu khác nhau, làm thế nào để khách hàng lựa chọn bài viết của bạn? Câu trả lời chính là nội dung bài viết.
Hãy đầu tư chất xám vào từng nội dung và tạo ra content thật chất lượng. Đừng chạy theo số lượng mà làm nội dung cẩu thả, hời hơt. Khách hàng chính là thang đánh giá trung thực nhất. Họ sẽ không quan tâm đến những fanpage không đem lại được giá trị gì. Thậm chí đây có thể là nguyên nhân khiến khách hàng bỏ follow fanpage.
Không sử dụng các công cụ quản lý Fanpage
Hầu hết các quản trị viên đều đang chỉ sử dụng các công cụ có sẵn như trình quản lý Fanpage, quản lý Fanpage trên máy tính, trên điện thoại. Tuy nhiên, việc sử dụng những trình quản lý này lại khiến cho các admin bỏ lỡ tin nhắn, bình luận của khách hàng. Do đó, cá nhân/doanh nghiệp cần sử dụng kết hợp với các công cụ quản lý Fanpage như Buffer, Hootsuite, Chốt Sale, … để gia tăng hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề quản lý Fanpage, hy vọng thông tin hữu ích sẽ giúp bạn tránh được những sai làm để quản lý fanpage một cách hiệu quả nhất. Trong một thời gian ngắn để quản lý Fanpage một cách tốt nhất là điều khó khăn, nhưng nếu bạn lên kế hoạch rõ ràng, thường xuyên theo dõi, đánh giá Fanpage, kết hợp sử dụng một số công cụ thì chắc chắn Fanpage của bạn sẽ luôn đi đúng mục tiêu mà bạn đặt ra.