Seeding là gì? Tại sao các doanh nghiệp hiện nay đều coi seeding là một quy trình không thể thiếu trong mỗi chiến dịch truyền thông? Trên thực tế, đối với người làm Marketing, việc không sử dụng công cụ seeding đã làm giảm một nửa hiệu quả mà thông điệp có thể mang lại. Vậy thực hư câu chuyện này là gì? Hãy cùng Beegital tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Seeding là gì?
Seeding là một quy trình không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào. Dịch ra từ tiếng Anh theo đúng nghĩa đen, seeding có nghĩa là “gieo mầm”. Hiểu một cách đơn giản, nếu coi thông điệp của chiến dịch là một hạt mầm, thì nó phải được gieo trồng và chăm sóc cho đến khi thu được quả ngọt.
Từ đây, ta có thể coi những người làm social seeding, forum seeding hay Facebook seeding,… đều là những người gieo mầm. Những người này “gieo mầm” thông điệp trên mọi mảnh đất của Internet, từ các diễn đàn, website, blog, mạng xã hội,.. Mục đích của thao tác này đều nhằm tạo ra dư luận xã hội, thu hút nhiều người quan tâm. Từ đó, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải được lan rộng hơn.
Seeding hoàn toàn khác với quảng cáo. Khác với hình thức cung cấp thông tin về sản phẩm một cách trực tiếp, seeding mang dịch vụ, sản phẩm đến người dùng một cách tự nhiên và khéo léo. Trên thực tế, có rất nhiều khách hàng tiếp nhận thông tin từ người làm seeding mà hề không biết. Họ mặc định rằng mình đã đang chủ động tìm hiểu và tiếp cận thông tin theo ý đồ và sở thích của mình.
Nếu chỉ nghe qua về khái niệm trên, rất khó để bạn triển khai và lôi kéo khách hàng về doanh nghiệp của mình. Bên cạnh việc nắm được seeding là gì, bạn cũng cần phải biết được các dạng thức và quy tắc vận hành của quá trình này. Sau đây, xin mời bạn hãy cùng Beegital tìm hiểu về các dạng seeding được sử dụng phổ biến hiện nay.
2. Các dạng seeding là gì?
Về cơ bản, người ta phân loại seeding theo 02 dạng là Nội dung và Hình thức.
Về nội dung
Seeding dạng thảo luận
Đối với kiểu seeding này, bạn có thể tự mình tạo ra một chủ đề mang tính thời sự, nóng bỏng rồi phân tích nó theo chiều sâu để thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng cũng như khách hàng tiềm năng của mình. Bài viết seeding này không nên đặt quá 03 backlink về trang đích mà chỉ nên nhấn mạnh về dịch vụ và thương hiệu bạn cung cấp.
Seeding dạng “review” sản phẩm
Cách làm này sẽ giúp bài viết của bạn tăng tính chủ động trong việc cung cấp thông tin sản phẩm một cách chi tiết song vẫn đảm bảo sự tín nhiệm với khách hàng. Ở dạng seeding này, các backlink thường được đặt dưới dạng anchor text để hỗ trợ cho công tác SEO sau này. Tuy nhiên, đối với các bài seeding trên Facebook, bạn chỉ có thể đặt link full URL chứ không dùng anchor text được. Thay vào đó, hãy đẩy mạnh tính tương tác cho bài viết để sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Xem thêm: Seeding Group Facebook – Phương pháp Marketing 0 đồng cực hiệu quả
Về hình thức
Seeding mạng xã hội (chủ yếu là Facebook)
Với cách này, seeder thường sử dụng tài khoản fanpage để like, react, comment nội dung cần seeding vào các bài đăng. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với tạo tài khoản mới. Bên cạnh đó, hiệu quả mà seeding fanpage mang lại cũng cao hơn so với seeding cá nhân.
Seeding forum
Cách thức này thường liên quan nhiều đến công việc SEO offpage, đồng thời cũng khó hơn seeding Facebook rất nhiều. Tuy nhiên, traffic về website của bạn sẽ được gia tăng đáng kể nhờ seeding forum. Bạn cần lưu ý, nên tránh việc spam link ở các forum này nếu không muốn bị vô hiệu hoá tài khoản.
3. Tầm quan trọng của seeding là gì?
– Seeding có vai trò thu hút dư luận bằng việc khéo léo đề cập, lồng ghép thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong các bài đăng.
– Seeding kích thích trao đổi và tăng khả năng lan toả thông điệp với khách hàng. Từ đó, niềm tin và nhận thức của họ về doanh nghiệp cũng được nâng cao và chuyển đổi thành hành động mua hàng/sử dụng dịch vụ. Điều đó có nghĩa, nội dung triển khai tốt vẫn cần quá trình seeding để trở nên viral.
– Tăng khả năng cạnh tranh, khả năng leo top tìm kiếm cho doanh nghiệp bằng những từ khoá đơn giản, thu hút lượng traffic lớn. Từ đó, khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
– Tạo ra nguồn backlink cực kỳ chất lượng và có giá trị để làm tài nguyên cho công tác SEO sau này của công ty.
4. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả seeding là gì?
Quản lý khủng hoảng hiệu quả
Có thể thấy, môi trường Internet là một không gian rộng mở, mọi người dùng đều có thể truy cập và tự do thảo luận về các chủ đề được đăng tải ở đây. Chính vì thế, những luồng tranh luận trái chiều là điều không thể tránh khỏi. Tệ hơn nữa, ở một số ngành nghề, nhiều đối thủ cũng có thể “chơi xấu” bằng cách để lại những bình luận tiêu cực để điều hướng dư luận.
Những rủi ro trên đều phải được người làm seeding dự đoán từ trước để đưa ra cách giải quyết kịp thời và triệt để. Điều này sẽ giúp quy trình seeding trở nên chất lượng, hiệu quả và đi theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Seeding một cách tự nhiên và mang giá trị cộng đồng
Quy trình này không chỉ đơn thuần là đem đến lợi nhuận cho doanh nghiệp mà nó còn phải mang giá trị tốt đẹp đến cộng đồng. Trên thực tế, người dùng Internet luôn có “ác cảm” nhất định đối với những bài quảng cáo. Bên cạnh đó, những quản trị viên đều không thích những bài quảng cáo xuất hiện quá dày đặc trên group, diễn đàn và họ luôn sẵn sàng đưa những doanh nghiệp thường xuyên vi phạm vào danh sách đen hoặc “kick” ra khỏi group. Để tránh hiện tượng này xảy ra, bạn cần phải seeding một cách tự nhiên, khéo léo mới có thể “chiều lòng” cả hai đối tượng trên.
5. Các giai đoạn trong quy trình seeding là gì?
Để vận hành công việc seeding một cách trơn tru, bạn cần nắm được seeding hoạt động dựa trên mô hình AISAS. Đây là một mô hình theo dõi hành vi khách hàng được phát triển bởi Công ty Truyền thông Tiếp thị Kỹ thuật số Dentsu. Bạn hãy áp dụng mô hình này vào kế hoạch triển khai của mình để chiến dịch được diễn ra thuận lợi nhé.
AISAS là 5 mục tiêu, đó là A (Attention), I (Interest), S (Search), A (Action), S (Share). Trong đó, mô hình AISAS này được chia làm 3 giai đoạn chính: Awareness (tương ứng với Attention), Emotion (tương ứng với Interest và Search), cuối cùng là Action (tương ứng với Action và Share).
Giai đoạn 1: Nhận diện thương hiệu (Awareness Stage)
Ở giai đoạn này, các kịch bản seeding thường được áp dụng cho những sản phẩm mới hoặc chuẩn bị được tung ra thị trường. Thông điệp và nội dung của các mẫu seeding phải gây được ấn tượng với khách hàng. Mục tiêu chính của hành động này là tạo ra sự chú ý và tò mò với các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng phương pháp này bởi nó sẽ gây khó chịu với khách hàng khi xuất hiện quá nhiều trước mặt họ.
Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị cảm xúc (Emotion Stage)
Ở giai đoạn này, những người làm seeding thường tạo ra những cuộc thảo luận xoay quanh thương hiệu của họ. Từ đó, họ dẫn dắt câu chuyện và điều hướng dư luận theo chiều có lợi cho doanh nghiệp. Cách làm thường thấy ở trường hợp này là những bài “review” về thương hiệu một cách khéo léo và tinh tế. Trong giai đoạn này, bạn chưa nên vội giới thiệu về sản phẩm mà hãy chỉ ra được những ưu điểm mấu chốt của thương hiệu để khách hàng đón nhận sản phẩm sau này của bạn một cách tích cực và chủ động.
Giai đoạn 3: Hành động trực tiếp (Action Stage)
Đây chính là giai đoạn cuối cùng và là giai đoạn quyết định chiến dịch của bạn của thành công hay không. Sau khi gây dựng niềm tin, cung cấp cho khách hàng những kiến thức nhất định về doanh nghiệp, bạn hãy “ra đòn quyết định” để chuyển đổi khách hàng từ tiềm năng sang trung thành. Một bài viết tốt sẽ không những làm cho khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn mà họ còn chia sẻ dịch vụ đó cho bạn bè và người thân của mình.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Beegital về câu hỏi seeding là gì. Chúng tôi hy vọng, từ những khái niệm và các tiêu chí kể trên, bạn đã có một định hướng rõ ràng trong vận hành các chiến dịch truyền thông Marketing của mình.